Hướng dẫn cách Debug trong Free Pascal

Trong quá trình lập trình, chắc hẳn trong chúng ta ai cũng sẽ không tránh được các lỗi trong chương trình của mình (lỗi cú pháp, lỗi thuật toán, . . . ). Nhưng máy tính thì thực hiện những đoạn chương trình của chúng ta rất nhanh có thể là trong vài giây thậm chí vài mili giây. Vậy thì làm sao chúng ta có thể phát hiện ra những dòng code lỗi trong hàng trăm, hàng nghìn dòng code mà ta đã viết ??? Rất may mắn là trong hầu hết các IDE của các ngôn ngữ lập trình đều hỗ trợ một chức năng rất hay được gọi là Debug, bạn có thể gọi là “bắt bọ” hay chạy từng bước đều được :) . Trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn các bạn làm thế nào để Debug trong IDE Free Pascal.

Để Debug được thì bạn cần nắm một số thuật ngữ cơ bản sau :
  • Debug : bắt lỗi, “dò bọ”, “bắt bọ”.
  • Watch : nơi bạn xem sự thay đổi giá trị của các biến.
  • BreakPoint : điểm (dòng) mà bạn sẽ bắt IDE dừng ở đó để bạn xem trạng thái hiện tại của chương trình hay giá trị của các biến.
Để bắt đầu quá trình Debug thì tôi có chuẩn bị sẵn một đoạn code như sau :

debug1
Đoạn code mẫu

Tiếp theo là chúng ta sẽ tạo một BreakPoint vào dòng code mà chúng ta muốn bắt đầu chạy từ đó. Để tạo một BreakPoint  ta vào menu Debug -> BreakPoint hay chọn 1 dòng code và nhấn Ctrl + F8.

debug2
Tạo BreakPoint

Khi tạo thành công một BreakPoint thì dòng code của bạn sẽ được tô màu đỏ

debug3
BreakPoint tại dòng Readln(n)

Sau khi tạo BreakPoint thì ta sẽ mở cửa sổ Watch để thêm các biến mà ta muốn quan sát giá trị cúa nó. Để mở cửa số Watch bạn vào menu Debug -> Watches.

debug4
Mở cửa số Watches

Sau đó, bạn hãy thay đổi kích thước cửa sổ code (cho dễ nhìn hơn thôi) bằng cách :
  1. Bấm ctrl+F5
  2. ấn giữ shift sau đó bấm các phím mũi tên để thay đổi kích thứơc
  3. cuối cùng bấm enter

debug5
Kết quả sau khi resize và chuẩn bị thêm một biến vào Watches

Sau khi resize xong, bạn vào menu Debug -> Add Watch và nhập tên biến bạn muốn xem giá trị

debug6
Thêm biến vào Watches

Kết quả sau khi thêm các biến vào Watches thì các biến sẽ hiển thị trong cửa Watches bên dưới

debug7
Sau khi thêm các biến vào Watches

Vậy là xong quá trình chuẩn bị rồi. Việc còn lại là bạn bấn Ctrl + F9 để chạy chương trình như bình thường bạn hay chạy thôi ^^. Khi chạy thì dòng màu đỏ của BreakPoint sẽ chuyển sang màu xanh và dòng này chính là biểu thị cho trạng thái code hiện tại của chương trình đang chạy.

debug8
Thực thi code để Debug

Sau đó, bạn sẽ chạy từng dòng code ở menu Run và bạn cần lưu ý một số chức năng sau :
  • Continue (Ctrl + F9) : chạy tới dòng code được đánh dấu BreakPoint kế tiếp
  • Step over (F8) : chạy qua dòng code hiện tại mà không vào sâu bên trong (nếu dòng này có lời gọi hàm)
  • Trace into (F7) : chạy qua dòng code hiện tại mà vào sâu bên trong (nếu dòng này có lời gọi hàm) để xem thực thi trong hàm.
  • Goto Cursor (F4) : chạy tới dòng code mà con trỏ chuột đang dừng.
Và khi Debug bạn sẽ thấy các giá trị của những biến bạn thêm lúc nãy sẽ thay đổi bên dưới cửa số Watches

debug11
Giá trị các biến trong cửa số Watches

Vậy là xong quá trình Debug rồi. Bây giờ bạn có thể mở những đoạn code mình đã viết và hãy thử Debug và xem kết quả nào ^^
Chúc các bạn thành công !

Comments

Popular posts from this blog

Bài toán dãy tìm con liên tiếp

Tìm kiếm nhị phân (Binary Search)